Như chúng ta đã biết tai nạn thương tích là một tai nạn bất ngờ xảy ra, không có nguyên nhân rõ ràng và khó lường trước được và gây ra những thương tổn thực thể trên cơ thể người và có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi nhất là ở lứa tuổi mầm non.
Vì ở lứa tuổi này các em thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức, kỹ năng phòng, tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích.
Mặc dù nhiều biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em đã và đang được thực hiện, nhưng tình hình trẻ nhập viện vì tai nạn thương tích vẫn chưa giảm.
Vì vậy để hạn chế nguy cơ mắc và tử vong do tai nạn thương tích chúng ta cùng tìm hiểu về tai nạn thương tích và các biện pháp phòng tránh.
Tai nạn là sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn, do tác nhân bên ngoài, gây nên thương tích cho cơ thể.
Thương tích là tổn thương thực thể của cơ thể do phải chịu tác động đột ngột ngoài khả năng ch
ịu đựng của cơ thể hoặc rối loạn chức năng do thiếu yếu tố cần thiết cho sự sống như không khí, nước, nhiệt độ phù hợp.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tích ở trẻ nhưng sâu xa là do sự bất cẩn của người lớn.
Dù ở môi trường nào cũng vậy, trẻ vẫn có thể gặp những nguy cơ xảy ra tai nạn như: bỏng nước sôi, nuốt phải dị vật, bị điện giật do cho tay vào ổ điện, ngã cầu thang, đuối nước…
Các loại tai nạn thương tích và cách xử lý tai nạn thương tích thường gặp đối với trẻ
* Đuối nước: do trẻ bị ngã vào xô- chậu có nước, bị ngã khi đến gần ao hồ, khi đi tắm, bơi ở những nơi có nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, những khu vực nguy hiểm... là nguyên nhân dẫn tới trẻ bị đuối nước…
Cách xử lý:
- Nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi chỗ nước.
- Nếu trẻ tỉnh lau khô người, ủ ấm và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Trên đường đi đặt trẻ ở tư thế nằm nghiêng để đờm nhớt chảy ra ngoài, luôn quan sát nhịp thở của trẻ
- Nếu trẻ không đáp ứng ( ngưng thở) ấn tim ngoài lồng ngực ở nửa xương dưới ức phối hợp thổi ngạt theo tỉ lệ 30/2 ( 30 lần ấn tim là 2 lần thổi ngạt). Nếu cùng lúc có 2 người cấp cứu thì thực hiện theo tỉ lệ 15/1. Gọi cấp cứu 115 và tiếp tục ép tim, thổi ngạt trong khi chờ nhân viên y tế đến.
* Ngộ độc: chủ yếu do ngộ độc thực phẩm, ăn phải quả độc, thức ăn có dược phẩm độc hại, do uống nhầm thuốc…
Cách xử lý:
- Xử lý ngộ độc thức ăn: gây nôn càng nhiều càng tốt
- Xử lý ngộ độc hóa chất, thuốc trừ sâu:
+ Không được gây nôn nếu trẻ uống nhầm phải hóa chất vì có thể gây bỏng thực quản.
+ Uống nhầm thuốc trừ sâu thì có thể gây nôn càng nhiều càng tốt
+ Ngộ độc qua da cần rửa tay xà phòng với nhiều nước
+ Chuyển ngay đến cơ sở y tế trong vòng 6 giờ kể từ khi tiếp xúc với chất độc
* Hóc sặc: do trẻ tự nhét đồ chơi vào mũi, tai mình hoặc nhét vào tai bạn, mũi bạn. Các vật trẻ có thể nhét vào mũi, tai là hạt cườm, con xúc xắc, các loại hạt, quả nhỏ, thậm chí có trường hợp trẻ còn nhét cả đất nặn vào tai. Trẻ còn ngậm đồ chơi vào mồm và có thể gây rách niêm mạc miệng, gãy răng hoặc hít vào gây dị vật đường thở, nuốt vào gây dị vật đường ăn…
Cách xử lý:
- Trẻ còn tỉnh:
+ Đứng sau lưng trẻ, vòng 2 tay ôm lấy thắt lưng trẻ. Nắm chặt bàn tay làm thành một quả đấm đặt ở vùng thượng vị, ngay dưới chóp xương ức, phía trên rốn.
+ Ấn 5 cái dứt khoát theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên trên, mạnh và nhanh. Có thể lặp lại 6-10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc trẻ khóc la được
- Trẻ hôn mê:
+ Để trẻ nằm ngửa, quỳ xuống dạng 2 chân cạnh đùi trẻ
+ Đặt gót 1 lòng bàn tay lên vùng thượng vị, dưới chóp xương ức, đặt tiếp bàn tay thứ 2 chồng lên bàn tay thứ nhất.
+ Ấn 5 cái dứt khoát, mạnh và nhanh vào bụng theo hướng từ dưới lên trên.
+ Có thể lặp lại 6-10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật ra khỏi đường thở.
* Do bỏng: chủ yếu do trẻ sau khi chơi, khát nước – uống nhầm vào nước nóng, khi ăn, uống, trẻ cũng có thể bị bỏng do thức ăn (canh, cháo, súp ….) mang từ nhà bếp lên còn đang rất nóng, nếu không chú ý mà ăn, uống ngay sẽ gây bỏng cho trẻ. Có trường hợp trẻ bị bỏng do cháy, hoả hoạn …
Cách xử lý:
- Loại bỏ tác nhân gây bỏng và đưa trẻ đến nơi an toàn
- Cởi bỏ quần áo, ngâm phần bỏng vào nước sạch, mát hoặc dưới vòi nước đang chảy trong khoảng 15-20 phút.
- Không bôi bất cứ thuốc hoặc hóa chất nào lên vết bỏng
- Giữ vết bỏng sạch, băng nhẹ vết bỏng bằng gạc vô khuẩn
- Cho trẻ uống nhiều nước, dung dịch Oresol để phòng sốc bỏng
- Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất ( khi trẻ còn tỉnh táo). Tránh chuyển trẻ đi khi còn đang sốc.
* Điện giật: Là những trường hợp TNTT do tiếp xúc với điện gây nên hậu quả bị thương hay tử vong.
Cách xử lý:
Nhanh chóng tách trẻ ra khỏi dòng điện
- Trường hợp trẻ còn tỉnh: theo dõi nhịp tim, xem trẻ có bị bỏng không, đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất
- Trường hợp trẻ bất tỉnh: tiến hành hô hấp nhân tạo theo các bước sau
+ Đặt trẻ nằm nghiêng, gập 2 tay trẻ đặt bên dưới mặt
+ Hà hơi thổi ngạt: đặt trẻ nằm ngửa, kẹp chặc mũi trẻ và kề miệng bạn vào miệng trẻ, thổi 1 hơi thật mạnh trong vòng 1 giây và lặp lại.
+ Xoa bóp tim: ấn cho lồng ngực của trẻ nén xuống 1/3-1/2 lồng ngực theo đường kính trước sau với tần suất 100 lần/ phút. Cứ mỗi 30 lần ép tim thì 2 lần thổi ngạt
- Ngay sau khi sơ cứu, hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ theo dõi sức khỏe.
* Chảy máu cam: là hiện tượng thường gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người lớn. Với thời tiết hanh khô, nhiệt độ đang dần hạ thấp như hiện nay là môi trường thích hợp để chảy máu cam xuất hiện. Ngoài ra, chảy máu cam cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác ảnh hưởng đến sức
Cách xử lý:
- Cho trẻ ngồi xuống cuối đầu về phía sau. Dùng 2 ngón tay cái và trỏ bóp chặc hai bên cánh mũi, thở bằng miệng, trong 10 phút máu sẽ ngưng chảy.
- Không được xì mũi, khịt mũi trong vài giờ sau khi bị chảy máu cam.
- Nếu sau 30 phút máu vẫn chảy, phải đến ngay cơ sở y tế để cấp cứu và điều trị.
* Sốt cao co giật: là hiện tượng co giật liên quan đến sốt nhưng không có bằng chứng của nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương hoặc một nguyên nhân khác đã xác định như rối loạn chuyển hoá hay động kinh trước đó không do sốt.
Cách xử lý:
- Cho trẻ nằm nghiêng, nơi tháng mát, không mặc áo quần kín
- Dùng vật đè lưỡi khi bé đã lên cơn co giật và có cắn chặt hàm với nhau.
- Tuyệt đối không đổ bất cứ nước uống, thuốc vào miệng trẻ khi đang lên cơn co giật
- Dùng thuốc hạ sôt loại nhét hậu môn liều lượng theo cân nặng: 10-15mg x cân nặng
- Lau mát: trường hợp trẻ sốt cao 390C, kết hợp giữa nhét thuốc, lau mát và cho trẻ uống nước ( nếu chưa co giật)
- Chuyển bé đến cơ sở y tế gần nhất.
* Gãy xương: là tình trạng mất tính liên tục của xương, có thể là vết rạn cho đến gãy hoàn toàn
Có 2 loại:
- Gãy xương kín: là loại gãy xương mà tổ chức da xung quanmh ổ gãy không bị tổn thương hoặc có bị tổn thương nhưng không thông với ổ gãy
- Gãy xương hở: là khi có tổn thương thông từ bề mặt da với ổ gãy.
Cách xử lý:
- Tổn thương phần mềm
+ Vết thương sưng, bầm tím: cần đắp khăn lạnh hoặc bọc đá
+ Vết thương hở hoặc chảy máu: rửa sạch bằng nước muối sinh lý và băng ép lại
- Bong gân: đắp khăn lạnh hoặc chườm đá, băng cố định, hạn chế vận động
- Gãy xương và chấn thương sọ não:
+ Gọi cấp cứu hoặc nhân viên y tế
+ Kiểm tra mức độ tỉnh táo của trẻ bằng cách gọi hỏi trẻ
+ Bất động xương gãy bằng các nẹp sẵn có