UBND HUYỆN TIÊN LÃNG
TRƯỜNG MN BẠCH ĐẰNG
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bạch Đằng, ngày tháng năm 2024
|
KÊ HOẠCH
Bồi dưỡng chuyên môn nuôi dưỡng tháng 3
Cách tổ chức giờ ăn, ngủ, vệ sinh môi trường, vệ sinh nhóm lớp
I. THỜI GIAN – ĐỊA ĐIỂM
1. Thời gian: Ngày / /2024.
2. Địa điểm: Hội trường trường mầm non Bạch Đằng.
II. THÀNH PHẦN
- Chủ trì: Đ/c Nguyễn Thị Anh - Phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng
- Toàn thể giáo viên của trường.
III. NỘI DUNG
I. Mục tiêu: Giúp giáo viên hệ thống lại một số nội dung Cách tổ chức giờ ăn, ngủ, vệ sinh môi trường, vệ sinh nhóm lớp trong trường mầm non.
II. Nội dung
THẢO LUẬN:
1. Để tổ chức tốt giờ ăn cho trẻ, đồng chí cần làm những việc gì?
2. Giờ ngủ của trẻ NT, MG với thời gian là bao nhiêu phút? Đ/c đã làm những gì để tổ chức giờ ngủ cho trẻ.
1. Tổ chức giờ ăn
+ Chuẩn bị đồ dùng: Bàn ghế đủ cho trẻ ngồi, kế ngay ngắn, có lối đi lại thuận tiện, chuẩn bị khăn mặt, bát, thìa, cốc uống nước đủ cho số lượng trẻ và có kí hiệu riêng. Mỗi bàn chuẩn bị 1 - 2 khăn lau tay đựng trong đĩa, 1 đĩa đựng thức ăn rơi và 1 khăn lau bàn.
+ Chuẩn bị cho trẻ: Với trẻ mẫu giáo, cô hướng dẫn trẻ tự rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy và lau mặt sạch sẽ, đúng các bước; Đối với trẻ nhà trẻ cô giáo phải rửa tay, lau mặt cho trẻ trước khi ăn.
+ Đối với cô: Trước khi chia thức ăn, cô giáo rửa tay sạch bằng xà phòng, quần áo và đầu tóc gọn gàng, đeo khẩu trang. Cô giáo chia thức ăn và cơm ra từng bát, trộn đều, cho trẻ ăn ngay khi thức ăn còn nóng, không để trẻ ngồi đợi lâu. Cô hỏi trẻ để trẻ đoán hôm nay ăn món gì nhờ mùi của thức ăn. Nếu trẻ không đoán được cô giáo giới thiệu cho trẻ biết được ăn gì, có giá trị dinh dưỡng như thế nào?...
- Trong khi ăn cô giáo chú ý tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho trẻ như nói năng dịu dàng, nhẹ nhàng, động viên khuyến khích trẻ ăn hết suất. Chăm sóc, quan tâm hơn đối với những trẻ mới đến lớp, trẻ yếu hoặc mới ốm dậy. Nếu trẻ ăn kém, cô tìm hiểu nguyên nhân, báo cho nhà bếp hay cha mẹ trẻ biết để chủ động chăm sóc trẻ tốt hơn. Giáo viên chú ý đế việc rèn nề nếp, vệ sinh văn minh, lịch sự trong ăn uống như mời cô và các bạn trước khi ăn; không cười đùa, không để cơm rơi vãi, nhặt cơm rơi vào đĩa cơm rơi...
- Sau khi ăn: Hướng dẩn trẻ xếp bát, thìa, ghế vào nơi quy định, uống nước, lau miệng, xúc miệng nước muối, lau tay sau khi ăn, đi vệ sinh.
* Đối vởi trẻ nhà trẻ:
- Cô giáo nên khuyến khích trẻ tự xúc ăn, dù trẻ tự xúc ăn còn rơi vãi, nhiều khi còn dùng cả tay bốc thức ăn. Hãy động viên trẻ, dần dần trẻ tự xúc ăn gọn hơn.
- Cô giáo hướng dẫn cho trẻ cách cần muỗng, cách xúc và phụ giúp với trẻ.
- Nếu trẻ ngậm thức ăn trong miệng, dỗ dành cho trẻ nhai nuốt, có thể bày những trò chơi” thi ăn” để trẻ hào hứng.
- Đối với trẻ ăn chậm, nên cho trẻ ngồi vào một bàn để cô dễ quan sát, thức ăn lấy vào bát vừa phải, ăn hết rồi lấy tiếp, không nên để thức ăn chảy vữa, mất ngon, cô cần chú ý đến trẻ ăn chậm nhiều hơn và thỉnh thoảng xúc cho trẻ.
- Đối với trẻ xúc chưa thạo, ăn chậm hoặc biếng ăn, cô có thể giúp trẻ xúc và động viên trẻ ăn khẩn trương hơn. Có biện pháp phòng tránh hóc, sặc trong khi trẻ ăn.
- Sau khi trẻ ăn xong, cho trẻ cởi yếm, lau miệng, rửa tay, uống nước. Hướng dẫn trẻ thu dọn bàn ghế, xếp bát, thìa vào nơi quy định.
- Sau bữa ăn cho trẻ chơi vận động nhẹ nhàng 15-20 phút và sau đó đi vào chỗ ngủ.
2. Tổ chức giờ ngủ
+ Tổ chức cho trẻ ngủ theo nhu cầu độ tuổi:
- Trẻ từ 3 đến 12 tháng ngủ 3 giấc, mỗi giấc khoảng 90 - 120 phút.
- Trẻ từ 12 đến 18 tháng ngủ 2 giấc, mỗi giấc khoảng 90 -120 phút.
- Trẻ từ 18 đến 36 tháng ngủ 1 giấc trưa khoảng 150 phút.
- Trẻ MG ngủ một giấc buổi trưa (khoảng 150 phút).
+ Trước khi ngủ cô cần kiểm tra toàn bộ trẻ của lớp xem trẻ có ngậm thức ăn hay bất cứ thứ gì trong miệng không. Sau đó đóng cửa để tránh ánh sáng, cho trẻ nằm ngay ngắn, nhắc trẻ không nói chuyện để ngủ.
+ Trong khi ngủ cô bao quát trẻ để xử lý tình huống có thể xảy ra.
+ Khi trẻ ngủ đến giờ dậy, cho trẻ dậy ngồi tại giường 5-10 phút, từ từ mở cửa cho trẻ quen thời tiết bên ngoài, sau đó cho trẻ dậy vận động nhẹ nhàng (với trẻ lớn cho trẻ cùng cô kê xếp đồ dùng gọn gàng.
3. Tổ chức vệ sinh
- Vệ sinh cá nhân: Rửa mặt, rửa tay (theo quy trình minh họa).
- Vệ sinh môi trường: Quét dọn, lau toàn bộ các khu vực ngoài lớp như hành lang hiên chơi, cầu thang
+ Vệ sinh phòng nhóm, đồ dùng, đồ chơi. Đổ rác hàng ngày, không để lưu sang ngày khác.
+ Loại bỏ tất cả những đồ dùng đã cũ hỏng không an toàn cho trẻ.
|
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Thị Anh
|