CHẾ ĐỘ THỰC ĐƠN VÀ CÁCH CÂN ĐỐI CƠ CẤU CÁC BỮA ĂN
TRONG NGÀY CỦA TRẺ ĐẢM BẢO PHÙ HỢP, ĐÚNG QUY ĐỊNH
I. Mục đích yêu cầu
- Người học nắm được:
+ Chế độ ăn phù hợp với độ tuổi của trẻ theo quy định
+ Thực đơn các món ăn được thực hiện nấu cho trẻ phù hợp từng độ tuổi
+ Chế độ thực đơn của trẻ nhà trẻ và trẻ mẫu giáo theo quy định
+ Cân đối cơ cấu các bữa ăn trong ngày của trẻ đảm bảo phù hợp, đúng quy định.
II. Nội dung
1. Một số tồn tại trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng
2. Cân đối cơ cấu các bữa ăn trong ngày của trẻ đảm bảo phù hợp,
đúng quy định
III. Tiến hành
1. Một số tồn tại trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng
- Chưa đảm bảo % năng lượng KCal của trẻ trong thời gian trẻ ở trường theo nhu cầu khuyến nghị.
- Chưa đảm bảo % năng lượng KCalo từng bữa theo nhu cầu khuyến nghị.
- Thực đơn chưa đa dạng, phong phú; mới quan tâm đến sự đa dạng các món ăn bữa chính, chưa quan tâm đến sự đa dạng các món ăn bữa phụ của trẻ (có trường tổ chức cho 100% trẻ uống sữa bột bữa phụ sáng, có trường tổ chức 100% trẻ uống nước chanh bữa phụ chiều…).
- Một số trường mức tiền ăn 20.000-25.000đ/trẻ hoàn toàn có khả năng thay đổi đa dạng số lượng bữa ăn cho trẻ hợp lý nhưng chưa mạnh dạn áp dụng.
- Việc tổ chức bữa chính buổi chiều cho trẻ nhà trẻ còn chưa đảm bảo % năng lượng Kcalo theo nhu cầu khuyến nghị.
2. Cân đối cơ cấu các bữa ăn trong ngày của trẻ đảm bảo phù hợp, đúng quy định
1. Chế độ ăn là gì?
Chế độ ăn cho mỗi đối tượng được biểu hiện bằng số bữa ăn trong một ngày. Sự phân phối các bữa ăn trong những giờ nhất định có chú ý đến khoảng cách giữa các bữa ăn và phân phối cân đối tỉ lệ năng lượng giữa các bữa ăn trong một ngày.
2. Thực đơn là gì?
Khẩu phần tính thành lượng thực phẩm, chế biến dưới dạng các món ăn, sau khi sắp xếp thành bảng món ăn từng bữa, hàng ngày, hàng tuần gọi là thực đơn.
3. Chế độ thực đơn?
Tổ chức cho trẻ ăn theo thực đơn và theo số lượng bữa ăn trong ngày phù hợp từng độ tuổi.
* Căn cứ Chương trình giáo dục mầm non:
+ Xác định nhu cầu khuyến nghị của nhà trường
+ Đảm bảo phù hợp với mức tiền ăn một ngày của trẻ.
+ Đảm bảo sự cân đối bữa chính, bữa phụ và số bữa ăn trong ngày của trẻ một cách hợp lý.
+ Đảm bảo nhu cầu năng lượng phân phối cho các bữa ăn và các chất dinh dưỡng cần thiết với tỉ lệ cân đối và hợp lý theo quy định của ngành.
+ Đảm bảo tính đa dạng về các loại thực phẩm, các món ăn cần phong phú về màu sắc, mùi vị, phối kết hợp thực phẩm phù hợp, lựa chọn thực phẩm không kỵ nhau khi chế biến, nấu ở nhiệt độ thích hợp. Một phần rau quả nên ăn tươi.
+ Xây dựng thực đơn trong thời gian ít nhất 10 ngày nhằm giúp cho việc điều hòa khối lượng thực phẩm và tổ chức công việc chế biến.
+ Chế biến ngon miệng, màu sắc, mùi vị hấp dẫn.
* Lựa chọn tỉ lệ các chất cung cấp năng lượng (P, L, G)
- Căn cứ vào tình trạng dinh dưỡng của trẻ tại trường để lựa chọn tỉ lệ chất đạm, chất béo, chất bột đường sao cho đảm bảo cân đối, hợp lý và đáp ứng yêu cầu của chương trình GDMN. VD: Các trường có tỉ lệ suy dinh dưỡng cao, có thể chọn tỉ lệ năng lượng cung cấp từ Lipit khẩu phần cao hơn các trường có tỉ lệ thừa cân, béo phì cao.
- Ước tính năng lượng cung cấp từ nguồn P, L, G khẩu phần: Dựa vào năng lượng ước tính từ nguồn P, L, G khẩu phần tính ra khối lượng cần có của mỗi chất trong khẩu phần bằng cách chia năng lượng từ nguồn P, G và năng lượng từ chất béo (mỗi gam P và G cho 4,1 Kcal, mỗi gam L cho 9,0 Kcal).
3. Một số lưu ý
- Từng trường có thể phân chia mức tiền ăn làm khung cứng phù hợp như trên cho từng bữa ăn/ độ tuổi. Tuy nhiên mức tiền/bữa/món/độ tuổi có thể linh hoạt thay đổi phù hợp với từng thực đơn theo ngày (Độ chêch lệch mức tiền so với khung cứng không nhiều).
- Tính lượng thực phẩm cần cung cấp, tính cân đối khẩu phần ăn.
- Với bữa chính chiều của trẻ nhà trẻ mà trẻ không ăn hết cả một lượng thực phẩm cần theo quy định, có thể linh hoạt cho trẻ ăn thêm hoa quả, hoặc uống sữa để giảm lượng thực phẩm của bữa chính, tuy nhiên phải đảm bảo lượng KCalo và số tiền theo quy định.
- Với những trường có mức tiền ăn từ 25.000 - >30.000đ/trẻ ngày khuyến khích chế độ thực đơn đối với Nhà trẻ: 2 bữa chính + 2 bữa phụ; đối với mẫu giáo: 1 bữa chính + 2 bữa phụ.
4. Ghi chú
- Cứ 1 gam L cho ra 9,1 Kcalo
- L: (32% x 651 Kcal)/9,1 = 22,9 g
100
L Thực vật = 9,16g; Kcal thực vật: 9,16 x 9,1 =83,4 ( 60%)
L Động vật = 13,74g; Kcal động vật: 13,74 x 9,1 = 125 (40%)
- Cứ 1 gam G cho ra 4,1 Kcal
- G: (50% x 651 Kcal)/4,1 = 79,4g
100
- Kcal do G sinh ra: 79,4 x 4,1 = 325,54